ictnews
Tỷ phú Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có quan điểm thế nào về lĩnh vực công nghệ, đây chắc chắn là điều mà cộng đồng IT quan tâm nhất hiện nay.

Công nghệ thông tin (CNTT) chiếm gần 90 tỷ USD ngân sách liên bang Mỹ mỗi năm. Đây được xem là lĩnh vực cần được quan tâm dù ông Trump hay bà Clinton thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11 (giờ địa phương). Một trong hai người có quyền quyết định cuối cùng đối với dự thảo ngân sách trước khi nó được gửi lên Quốc hội cho 4 năm tới.

Dù không được nhắc đến nhiều trong các cuộc tranh luận, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều từng đề cập đến các vấn đề công nghệ như an ninh mạng, tự do Internet và những thứ ảnh hưởng đến cộng đồng CNTT nói chung.

Dưới đây là lập trường của tỷ phú Trump và cựu ngoại trưởng Mỹ về CNTT và đổi mới trong thời gian qua:

Nhìn lại lập trường của 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ về công nghệ

 

An ninh mạng

Hillary Clinton

Bà Clinton muốn mở rộng nhiều chính sách công nghệ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bao gồm cả Kế hoạch hành động quốc gia về An ninh mạng. Ứng cử viên Đảng Dân chủ “ưu tiên thi hành các tiêu chuẩn an ninh mạng nổi tiếng như xác thực nhiều lớp, giảm thiểu nguy cơ từ các lỗ hổng nổi tiếng” và “khuyến khích tổ chức chính phủ cân nhắc các công cụ mới hơn như chương trình trả thưởng cho người phát hiện lỗi, dựa theo sáng kiến “Hack the Pentagon” gần đây của Bộ Quốc phòng nhằm khuyến khích hacker tiết lộ có trách nhiệm các lỗ hổng mà họ tìm ra cho chính phủ”.

Trong lĩnh vực tư nhân, bà Clinton ủng hộ “mở rộng đầu tư trong công nghệ bảo mật cũng như hợp tác công – tư về đổi mới an ninh mạng, chia sẻ thông tin có trách nhiệm về các nguy cơ mất an toàn và tăng tốc áp dụng các biện pháp tốt nhất như Khung bảo mật công nghệ và tiêu chuẩn của Viện quốc gia”.

Donald Trump

Nếu trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45, ông Trump cho biết sẽ “ra lệnh khảo sát ngay lập tức mọi lỗ hổng và phòng thủ mạng, bao gồm các cơ sở hạ tầng quan trọng bởi một nhóm các cá nhân đến từ quân đội, nhà hành pháp và khu vực tư nhân”.

Ông Trump không chỉ nhằm vào phòng thủ mà còn tập trung vào tấn công. Chính sách của ông viết ông sẽ ra lệnh cho “Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cung cấp các khuyến nghị để cải thiện quân đội mạng với trọng tâm vào cả phòng thủ và tấn công trong không gian mạng” và “Phát triển năng lực tấn công mạng cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công từ cả thế lực chính phủ và phi chính phủ và nếu cần thiết, đáp trả tương xứng”.

Nhìn lại lập trường của 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ về công nghệ

 

Quản trị Internet

Hillary Clinton

Bà Hillary ủng hộ cách tiếp cận đa bên với quản trị Internet, tin rằng tốt hơn là để cho “cộng đồng kỹ sư, doanh nghiệp, nhóm cộng đồng dân sự, người dùng Internet hơn là chỉ có chính phủ”, đây là quan điểm từ khi bà còn là Ngoại trưởng Mỹ. Đặc biệt, bà ưa thích “kế hoạch của Bộ Thương mại chính thức chuyển đổi vai trò giám sát trong quản lý tên DNS cho cộng đồng toàn cầu, xem đây là bước quan trọng hướng tới bảo vệ tính mở của Internet cho thế hệ tương lai”.

Chính sách của bà ghi rõ “bà sẽ tiếp tục đấu tranh để chống chính phủ kiểm soát hoàn toàn Internet và trao quyền cho các tổ chức quản trị Internet để thúc đẩy tính mở, tự do và đổi mới kỹ thuật của Internet”.

Donald Trump

Ông Donald trái ngược hoàn toàn với đối thủ. “Mỹ không nên trao quyền kiểm soát Internet cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế”, Giám đốc chính sách của ông Trump từng tuyên bố hồi tháng 9. “Mỹ đã tạo ra, phát triển và mở rộng Internet trên toàn cầu. Sự giám sát của Mỹ đã giữ cho Internet miễn phí và tự do mà không có sự kiểm duyệt của chính phủ, một giá trị Mỹ cốt lõi trong điều khoản Tự do ngôn luận của Hiến pháp. Tự do Internet đang gặp nguy hiểm trước ý định chuyển quyền kiểm soát cho các thành phần quốc tế của Tổng thống, như các nước Trung Quốc và Nga, có lịch sử lâu dài muốn áp đặt kiểm duyệt trực tuyến. Quốc hội cần hành động hoặc không, tự do Internet sẽ biến mất do không có cách nào làm nó tuyệt vời trở lại một khi bị mất”.

Chính phủ điện tử

Hillary Clinton

Trong chương trình nghị sự công nghệ từ mùa hè năm nay, bà Clinton cam kết một lần nữa sẽ tiếp tục các bước đi của ông Obama bằng cách thúc đẩy chính phủ điện tử và cởi mở. “Nên có các chuyên gia công nghệ và thiết kế làm việc để người Mỹ tiếp nhận các dịch vụ y tế giá rẻ, vay sinh viên hay nhận trợ cấp cựu chiến binh một cách dễ dàng hơn. Bà Hillary sẽ mở rộng đội ngũ Dịch vụ điện tử (Digital Services) thông qua các tổ chức liên bang (bao gồm cả nhân viên phục vụ cộng đồng và chuyên gia bên ngoài) và bảo đảm các Giám đốc CNTT là một phần của chương trình nghị sự. Bà duy trì sự ủng hộ đối với các chương trình công nghệ liên bang khác – 18F, Innovation Fellow, Innovation Labs – và cùng họ phát triển cách tiếp cận hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ”. Bà sẽ kỹ thuật số “25 dịch vụ chính phủ liên bang phục vụ trực tiếp công dân”.

Donald Trump

Ông Trump phần lớn im lặng về các hoạt động CNTT liên bang hay chính sách công nghệ của chính phủ. Ngoài an ninh mạng và tác động của công nghệ với khu vực tư nhân, ông không nhắc nhiều về công nghệ liên quan đến các tổ chức chính phủ.

Nhiều thành phần trong cộng đồng công nghệ không thể kiên nhẫn trước sự thiếu lập trường của ông Trump. Hồi tháng 7, Viện công nghiệp CNTT kêu gọi ông Trump “tham gia vào cuộc chơi” và phát biểu về các vấn đề công nghệ lớn như bà Clinton. Cuối tháng đó, CEO TechNet Linda Moore viết: “TechNet hài lòng vì một ứng cử viên đã dám chấp nhận thách thức. Chúng tôi hi vọng ứng cử viên còn lại trong cuộc đua Tổng thống sẽ trình bày chình sách đổi mới và công nghệ của ông để cử tri có thể so sánh”.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có một kế hoạch công nghệ chi tiết, hơn 140 nhà đổi mới, doanh nhân và người làm công nghệ đã ký tên vào lá thư công khai gọi ông Trump là “thảm họa đối với sáng tạo”.

Du Lam (Theo Fedscoop)

Tương tác trực tiếp với ICTnews trên Facebook

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google