Học viên tại đây sẽ được Apple tặng iPhone, iPad và MacBook miễn phí.

Cánh cửa học viện đào tạo lập trình viên iOS của Appletại Ý sẽ bắt đầu mở cửa đón sinh viên từ hôm nay, tuy nhiên dẫn nguồn trang CultofMac, để có thể ghi danh theo học tại đây còn khó hơn cả đậu Đại học Harvard. Cụ thể, đã có 4.000 đơn theo học được nộp, tuy nhiên sẽ chỉ có khoảng 200 học viên được nhận vào, tương đương tỉ lệ chấp nhận 5%. Trong khi đó, tỷ lệ chấp nhận của trường Harvard trong năm 2016 đang là 5,8%.

Apple cũng mở trường học nhưng còn khó vào hơn cả Đại học Harvard - Ảnh 1.

Học viện của Apple nằm trong trường Đại học University of Naples Federico II, Ý.

Năm tới, Apple cũng đang lên kế hoạch nhận 400 học viên theo học một chương trình kéo dài 9 tháng với các nội dung như cách lập trình ứng dụng và đưa ứng dụng ra thị trường nhờ vào các công cụ của Apple. Học viên theo học sẽ được tặng iPhone, iPad và MacBook miễn phí.

Theo Guardian, Apple dành rất nhiều đầu tư cho học viện của mình khi chú ý đến cả những tiểu tiết như màu của tường phòng học hay chế độ chiếu sáng. Apple cũng tự tay thiết kế không gian lớp học, trong đó có một nửa phía sau của phòng học là nơi sinh viên có thể nghỉ ngơi với ghế sofa. Phần còn lại của lớp học không gian mở sẽ có những chiếc bàn tròn làm điểm nhấn cùng hệ thống loa cho phép giáo viên dễ dàng trò chuyện với sinh viên một cách cá nhân.

Apple cũng mở trường học nhưng còn khó vào hơn cả Đại học Harvard - Ảnh 2.

Được biết, Apple dự tính sẽ mở các học viện iOS tương tự tại Brazil, Ấn Độ và Indonesia trong tương lai.

"Apple cho rằng tất cả các hoạt động, từ học tập đến nghỉ ngơi, đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Bởi nó là cách tốt nhất để đảm bảo rằng tất cả các kiến thức đều được sinh viên tiếp thu và hiểu trọn vẹn một cách tốt nhất," Leopoldo Angrisani, giáo sư tại trường đại học nơi học viện của Apple tọa lạc chia sẻ.

(Tham khảo: CultofMac)

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google