Người dân ở Tây bán cầu vào đêm 30/9 sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng trăng đen hiếm gặp, hay lần trăng non thứ hai trong một tháng.

Theo Science Alert, ngoài các hiện tượng trăng máu, trăng xanh và siêu trăng, giới thiên văn còn rất háo hức với một hiện tượng hiếm gặp nữa là trăng đen.

Theo định nghĩa phổ biến nhất hiện nay, trăng đen là lần trăng non thứ hai trong một tháng. Với người ở Tây bán cầu, trăng đen diễn ra vào đêm 30/9, và là lần thứ hai họ hoàn toàn không trông thấy Mặt Trăng trong tháng. Bầu trời khi đó sẽ hoàn toàn tối đen, và ánh sáng màu bạc của trăng khuyết mới lộ rõ dần vài ngày sau đó.

Theo giải thích của nhà thiên văn học Joe Rao trên trang Space, thông thường mỗi tháng sẽ có một lần trăng tròn và một lần trăng non, tuy nhiên đôi khi chu kỳ này không đều, hiện tượng trăng tròn hoặc trăng non có thể xuất hiện vài lần hoặc không xuất hiện trong một tháng nhất định.

"Lần trăng tròn thứ hai trong một tháng được gọi là trăng xanh", Rao nói. "Trăng đen được coi là ngược với trăng xanh, lần trăng non thứ hai của một tháng".

Lần trăng đen này sẽ diễn ra vào lúc 20h11 ngày 30/9 giờ Tây bán cầu (7 h11 phút sáng 1/10 giờ Việt Nam). Toàn bộ Bắc và Nam Mỹ cùng một số vùng nhất định ở châu Âu và châu Phi có thể quan sát được hiện tượng này.

Tại Đông bán cầu (châu Âu, châu Phi, châu Á và Australia), lần trăng non đầu tiên thông thường sẽ rơi vào ngày 1/10 và "trăng đen" sẽ xảy ra vào ngày 30 hoặc 31/10, trùng với dịp lễ Halloween.

Ngày 8/7/2013, nhiếp ảnh gia người Pháp Thierry Legault đã chụp được tấm ảnh Mặt Trăng "trẻ" nhất trong tháng, khi chỉ vừa lệch ra khỏi đường thẳng với Mặt Trời 4,4 độ.

hien-tuong-trang-den-sap-dien-ra-o-tay-ban-cau

Mặt Trăng "trẻ" nhất trong tháng chụp vào năm 2013. Ảnh: Thierry Legault

Xem thêm: Tháng này sẽ có 'trăng xanh'

Nguyễn Thành Minh

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google