Thông tin trên được tiến sĩ Mai Liêm Trực đưa ra tại Hội thảo quốc tế 4G LTE 2016 với chủ đề “Phát triển tiềm năng 4G LTE hướng tới kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật” được tổ chức vào ngày 18/8.
Theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực, thị trường và doanh nghiệp viễn thông sẽ quyết định quá trình triển khai mạng 4G LTE nhanh hay chậm chứ không phải cơ quan quản lý. Hiện đã có 500 nhà mạng trên thế giới cung cấp dịch vụ mạng 4G và việc triển khai mạng 4G ở Việt Nam là chậm so với thế giới. “Vì vậy, tốc độ băng rộng di động Việt Nam đang nằm trong nhóm thấp nhất thế giới theo đánh giá của OpenSignal là do chúng ta chưa triển khai mạng 4G”, Tiến sĩ Mai Liêm Trực nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực, năm 2016 là thời điểm tốt nhất để Việt Nam cung cấp dịch vụ 4G. |
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực, việc triển khai chậm mạng 4G cũng có những cái lợi và hại nhất định. Trong đó, cái lợi là có thể tạo điều kiện giúp doanh nghiệp Việt Nam đưa ra mức cước rẻ hơn. “Tuy nhiên, tôi cho rằng năm 2016 là thời điểm tốt nhất để Việt Nam cung cấp dịch vụ 4G và không thể chậm hơn được nữa”, Tiến sĩ Mai Liêm Trực khẳng định.
Cũng tại Hội thảo, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Phòng Chính sách và chiến lược của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, trong năm 2016 Bộ TT&TT sẽ cấp phép 4G. Hiện 3 mạng di động lớn là VNPT, Viettel, MobiFone sử dụng băng tần 1800 MHz để chuẩn bị cung cấp dịch vụ 4G. Sau khi triển khai dịch vụ 4G, các doanh nghiệp phải thúc đẩy người sử dụng và cung cấp dịch vụ nội dung kết hợp với các đối tác ngoài xã hội.
Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, việc đầu tư cho mạng 4G phải đáp ứng các nhu cầu băng rộng của xã hội, tuy nhiên việc đầu tư phải làm sao hiệu quả và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Ông Trần Tuấn Anh khẳng định, năm 2016 là thời điểm chín muồi để đưa công nghệ mới 4G vào thị trường với mức độ phổ cập tốt nhất.
Trang web phân tích OpenSignal vừa cho ra mắt bản báo cáo về tốc độ của mạng di động hiện nay. Bản báo cáo được tổng hợp dựa theo khảo sát từ 822.556 người dùng đã cài đặt ứng dụng của OpenSignal từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phương pháp đo tốc độ di động trung bình dựa trên tốc độ và độ phổ cập của mạng 4G cũng như 3G của quốc gia đó. Ví dụ như một quốc gia có tốc độ LTE nhanh nhưng độ phổ cập 4G thấp thì có tốc độ chung thấp hơn so với một quốc gia có tốc độ LTE trung bình nhưng độ phổ cập 4G cao.
Dựa trên báo cáo của OpenSignal, tốc độ của mạng di động tại Việt Nam hiện nay đạt 3,81 Mbps và đứng ở vị trí 82/95 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Trong đó, độ phổ cập 3G và 4G của Việt Nam thuộc hàng trung bình của thế giới với tỉ lệ lên tới 82,17%.
NK
Tương tác trực tiếp với ICTnews trên Facebook
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét