Con mắt của sa mạc Sahara với đường kính lên tới 40 km là bí ẩn thách thức vốn hiểu biết của các nhà khoa học.

su-ra-doi-con-mat-khong-lo-cua-sa-mac-sahara

Con mắt khổng lồ của sa mạc Sahara nhìn từ vũ trụ. Ảnh: Gizmodo.

Theo Business Insider, con người không hề biết đến sự tồn tại của cấu trúc hình con mắt suốt một thiên niên kỷ do vẻ đồ sộ và bí ẩn của nó rất khó nhận ra từ mặt đất. Các nhà khoa học chỉ thực sự biết về kỳ quan này khi con người bay vào vũ trụ.

Con mắt của sa mạc Sahara hay còn gọi là cấu trúc Richat, nằm ở Mauritania phía tây sa mạc Sahara. Cấu trúc trải rộng với đường kính 40 km trên mặt đất.

Khi chuẩn bị cho chuyến bay kéo dài 4 ngày quanh quỹ đạo Trái Đất trên tàu vũ trụ Gemini IV, các phi hành gia được giao chụp ảnh địa hình Trái Đất. Đặc biệt, họ được yêu cầu tìm kiếm bất kỳ đặc trưng hình tròn lớn nào có thể là kết quả từ va chạm. Những miệng hố hình thành do va chạm rất quan trọng về mặt địa chất bởi chúng có thể hé lộ lịch sử Trái Đất. Việc biết rõ số lần thiên thể đâm xuống địa cầu cũng giúp các nhà khoa học đưa ra dự đoán cho tương lai.

Giới nghiên cứu từng cho rằng Con mắt của sa mạc Sahara là một miếng hố va chạm. Nhưng họ không tìm thấy đá tan chảy để chứng minh cho giả thuyết.

Giả thuyết về nguồn gốc Con mắt của sa mạc Sahara được đông đảo các nhà khoa học chấp nhận do hai nhà địa chất học người Canada đề xuất vào cuối năm 2014 trên tạp chí Journal of African Earth Sciences. Theo đó, Guillaume Matton và Michel Jébrak ở khoa Khoa học Trái Đất và Khí quyển thuộc Đại học Quebec, Montreal, cho rằng sự hình thành của cấu trúc con mắt bắt đầu cách đây hơn 100 triệu năm. Ở thời điểm đó, siêu lục địa Pangaea tách rời do kiến tạo mảng, khiến các khu vực nay là châu Phi và Nam Mỹ di chuyển ra xa nhau.

Đá nóng chảy dâng lên bề mặt nhưng không lan rộng mà hình thành một mái vòm bao gồm nhiều lớp đá, giống như một chiếc mụn lớn. Quá trình này cũng tạo ra những đường đứt gãy bao quanh và chạy dọc con mắt. Đá nóng chảy đồng thời hòa tan đá vôi ở gần giữa con mắt, khiến đá vôi đổ sụp và cho ra đời loại đá đặc biệt tên là breccia.

Một thời gian ngắn sau đó, con mắt phun trào dữ dội, làm sụp một phần mái vòm. Tác động bào mòn góp phần hoàn thiện cấu trúc và dẫn đến dáng vẻ ngày nay của con mắt. Những vòng tròn tạo thành từ nhiều loại đá khác nhau xói mòn với tốc độ khác nhau. Vòng tròn nhạt màu hơn ở gần giữa con mắt là đá núi lửa sinh ra từ vụ phun trào.

Các nhà khi hành gia rất thích cấu trúc hình con mắt bởi phần lớn sa mạc Sahara là biển cát mênh mông. Con mắt là một trong số ít những đặc trưng quan trọng giúp họ nhận biết về địa hình Trái Đất.

Xem thêm: Những hố xoắn ốc kỳ lạ trên sa mạc Peru

Phương Hoa

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google