Ở vùng rừng tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nhà chức trách phát hiện thêm nhiều đàn vượn đen má trắng, chà vá chân nâu mới, có giá trị cho bảo tồn và khoa học.

phat-hien-nhieu-dan-linh-truong-o-quang-binh

Một số cá thể chà vá chân nâu được phát hiện tại khu vực đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

Ngày 27/7, Chi cục kiểm lâm Quảng Bình cho hay, trong đợt khảo sát mới đây tại khu vực rừng Động Châu - khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy), đoàn khảo sát của Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát hiện một số đàn linh trưởng mới.

Đoàn phát hiện ở 7 tiểu khu về phía tây rừng Động Châu - khe Nước Trong có 58 đàn vượn đen má trắng siki và 2 đàn khác ở ngoài khu vực khảo sát. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là khu vực có số lượng đàn và cá thể vượn đen má trắng siki nhiều nhất Bắc Trung Bộ.

Ngoài ra, dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoàn ghi nhận thêm 9 đàn chà vá chân nâu với số lượng từ 98 đến 108 cá thể.

Việc phát hiện thêm các đàn linh trưởng mới này được đánh giá là có giá trị lớn với bảo tồn và khoa học.

Rừng Động Châu - khe Nước Trong rộng gần 20.000 ha, được đánh giá là vùng đa dạng sinh học với những loài động thực vật đặc hữu chỉ đứng sau Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tại rừng Động Châu - khe Nước Trong, các nhà khoa học từng ghi nhận nhiều loài bị đe dọa, đặc hữu hoặc quý hiếm như trĩ sao, khướu đầu xám, khướu mỏ dài, chích chạch má xám, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn, vượn đen má trắng, chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, ếch cây Trường Sơn...

Hoàng Táo

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google