Chiếc quạt này được được thiết kế khá nhỏ nhắn và tinh tế, nhưng vùng làm mát khá trực tiếp không rộng nên khá hợp khi sử dụng cùng điều hòa.

Được giới thiệu cách đây đúng 1 tháng, chiếc quạt cây Xiaomi Mi Smart Fan đã chính thức cập bến Việt Nam và đang được rao bán với mức giá là 3,550,000 đồng.

Mặc dù có mức giá đắt hơn khá nhiều so với 1 chiếc quạt bàn thông thường nhưng chúng ta hãy xem xem có phải Xiaomi ảo tưởng giá hay thực sự Mi Smart Fan rất đáng đồng tiền bát gạo.

Thùng bìa giấy tái chế quen thuộc.

Thùng bìa giấy tái chế quen thuộc.

Quạt Mi Smart Fan ngoài thực tế sẽ khiến các bạn cảm thấy hơi bé so với hình ảnh quảng cáo hôm ra mắt, một phần cũng bởi kích thước lồng quạt nhỏ hơn kích cỡ phổ thông của quạt cây đang bán tại Việt Nam.

Bên trong thùng Mi Smart Fan chúng ta có thể thấy các phần chính là thân quạt gắn liền với động cơ, cánh quạt, lồng bảo vệ và các ốc vít phụ kiện kèm theo quạt.

Các thành phần của quạt bao gồm: Thân kèm động cơ, chân đế, cánh và lồng quạt.

Các thành phần của quạt bao gồm: Thân kèm động cơ, chân đế, cánh và lồng quạt.

Khác với tưởng tượng ban đầu của chúng ta, Mi Smart Fan không chạy điện 220V trực tiếp mà dùng 1 viên pin sạc 12V dung lượng 2800 mAh để duy trì hoạt động, điện 220V chỉ mang ý nghĩa là bộ sạc cho Pin mà thôi.

Giắc cắm điện 220V là giắc chuẩn hình số 8 vẫn thường thấy ở các loại sạc của Apple.

Giắc cắm điện 220V là giắc chuẩn hình số 8 vẫn thường thấy ở các loại sạc của Apple.

Với viên pin tích hợp sẵn này, Xiaomi cho biết quạt có thể chạy liên tục mà không cần cắm điện trong vòng 16 tiếng đồng hồ ở điều kiện lý tưởng.

Thân quạt là một ống nhôm dài cao khoảng 70 cm và không thể điều chỉnh được độ cao giống như các loại quạt thông thường. Bên trong thân là hệ thống đèn led báo hiệu và dây dẫn nối giữa Pin nằm trên đế quạt và động cơ ở trên.

Thân quạt và đế được bắt cứng với nhau bằng 1 con ốc lục giác duy nhất nhưng không hề lỏng lẻo vì bản thân động cơ cũng không nặng và đã được thiết kế tương đối cân bằng.

Cánh quả Mi Smart Fan có tới 7 cánh cho lưu lượng gió nhiều hơn so với các quạt 3 cánh bình thường, đây cũng là cách đề bù đắp lại đường kính nhỏ của Mi Smart Fan.

Vít giữ cánh được làm ren trái, tức là khi vặn chặt vào bạn phải xoay theo chiều tháo ra đối với vít bình thường. Mục đích là khi quạt quay thuận chiều sẽ có xu hướng làm vít này ngày càng chặt vào.

Vít giữ cánh được làm ren trái, tức là khi vặn chặt vào bạn phải xoay theo chiều tháo ra đối với vít bình thường. Mục đích là khi quạt quay thuận chiều sẽ có xu hướng làm vít này ngày càng chặt vào.

Lên cao 1 chút là phần động cơ tuốc năng, Xiaomi sử dụng 1 động cơ servo cao cấp để quay tuốc năng, nhờ vậy khi phối hợp với ứng dụng điều khiển trên điện thoại, người dùng có thể điều chỉnh góc tuốc năng từ 30 độ cho tới 120 độ.

Phần động cơ tuốc năng nhìn từ ngoài sẽ cảm giác như 1 vảnh mỏng dính nằm dưới cổ quạt.

Phần động cơ tuốc năng nhìn từ ngoài sẽ cảm giác như 1 vảnh mỏng dính nằm dưới cổ quạt.

Cổ quạt có khả năng gập theo chiều dọc khoảng 30 độ, nhưng không có động cơ nên người dùng phải gập cổ quạt bằng tay trước khi sử dụng.

Quạt có thể gập tối đa 15 độ lên trên và 15 độ xuống dưới.

Quạt có thể gập tối đa 15 độ lên trên và 15 độ xuống dưới.

Trên toàn bộ chiếc quạt Mi Smart Fan này, chúng tôi chỉ tìm thấy 2 nút bấm tất cả, 1 để tăng giảm tốc độ và 1 để bật tắt tuốc năng.

Nút bật/tắt tuốc năng kiêm nút kết nối với điện thoại.

Nút bật/tắt tuốc năng kiêm nút kết nối với điện thoại.

Nút bật tắt kiêm chức năng điều chỉnh tốc độ.

Nút bật tắt kiêm chức năng điều chỉnh tốc độ.

Ngoài ra các tính năng còn lại đều được điều khiển bằng smartphone thông qua ứng dụng Mi Home truyền thống.

Trên quạt có gắn 1 cảm biến đo nhiệt độ phòng.

Trên quạt có gắn 1 cảm biến đo nhiệt độ phòng.

Một điểm nhỏ nữa mà ít người chú ý, đó là 1 trong số 6 chân cao su ở mặt đế có 1 chiếc rơ le ngắt mạch, đây chính là công tắc an toàn để đảm bảo quạt sẽ tự tắt trong trường hợp nó bị xô đổ. Khi bị xô ngã nếu quạt không dừng quay mà bị cuốn phải miếng vải hay vật gì đó giữ cánh quạt lại, động cơ sẽ nóng lên và bốc cháy gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Như vậy, tóm lại chúng ta có thể rút ra một số ưu nhược điểm của chiếc Xiaomi Mi Smart Fan này như sau:

Ưu điểm:

- Thiết kế đẹp, tinh tế.
- Cánh quạt có tới 7 cánh cho lưu lượng gió nhiều hơn.
- Có khả năng kết nối với smartphone để điều chỉnh các chế độ gió và tuốc năng khác nhau.
- Có thể chạy được nhiều giờ khi mất điện.
- An toàn cho người sử dụng.

Nhược điểm:

- Phần chân đế rất rộng nhưng viên Pin lại bé.
- Giá thành còn cao.

Xin cảm ơn cửa hành Xiaomi Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.

Bạn có thể tham khảo và đặt mua sản phẩm

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google