Hiện tại có khá nhiều quốc gia sử dụng biện pháp cấm người dân truy cập internet và các trang truyền thông xã hội trên mạng internet.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết quan trọng có liên quan đến việc các quốc gia ngăn chặn quyền truy cập internet của người dân. Nghị quyết nhấn mạnh “các quyền của con người trong thực tế cũng cần phải được bảo vệ trên mạng internet”, mà đặc biệt là quyền tự do ngôn luận theo điều 19 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế.

Nghị quyết này đã được thông qua và đồng thuận của hầu hết các quốc gia trên thế giới, vào hôm thứ 6 vừa qua. Tuy nhiên một số quốc gia đã phản đối, trong đó có Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Nam Phi và Ấn Độ.

Các quốc gia này kêu gọi Liên Hợp Quốc xóa bỏ một đoạn trong nghị quyết trên. Đó là “lên án các biện pháp cố tính ngăn chặn hoặc làm gián đoạn truy cập của người dân đối với các thông tin trực tuyến”.

Đây là một nghị quyết không ràng buộc, nhưng nó sẽ đặt áp lực lên Chính phủ của các quốc gia và là chỗ dựa cho những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận, truy cập tin tức kỹ thuật số.

Quyết định của Liên Hợp Quốc cũng nhằm hạn chế việc Chính phủ các Quốc gia sử dụng biện pháp ngăn chặn internet, để kiểm soát các vấn đề trong nước từ lớn tới nhỏ.

Trong tháng vừa qua, các trang web truyền thông xã hội đã bị can thiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ sau một vụ khủng bố tấn công sân bay tại Istanbul. Tại Ấn Độ và Bahrain, truy cập internet bằng mạng di động bị gián đoạn sau khi xảy ra cuộc biểu tình tại địa phương. Tại Algeria, các phương tiện truyền thông xã hội bị chặn để chống lại việc gian lận khi thi cử.

Ông Thomas Hughes, giám đốc điều hành của Article 19 - tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận, cho biết ông rất ủng hộ nghị quyết này của Liên Hợp Quốc. Ông cho rằng đây là một phản ứng cần thiết để bảo vệ quyền tự do trực tuyến.

Theo Trí thức trẻ

GIAO LƯU VỚI ĐỘC GIẢ TRÊN FANPAGE ICTNEWS

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google