Cụ thể, từ 0h ngày 15/6/2016, tại Hà Nội đã ngắt sóng các kênh VTV6, H2, VTC9; tại TP HCM ngừng phát truyền hình analog với VTV6, VTV9, VTC9, HTV7; các kênh VTV6, VTV Cần Thơ 1, 2, VTC9 tại Cần Thơ. Theo lộ trình sau ngày 15/8, các kênh truyền hình tương tự còn lại của ba thành phố trên và Hải Phòng sẽ ngừng phát sóng.
Cắt sóng truyền hình tương tự tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ từ ngày 15/6/2016. |
Khi triển khai, các tỉnh thành lân cân như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai, Long An cũng có thể bị ảnh hưởng do không thể tiếp sóng analog từ bốn thành phố trên.
Để sẵn sàng cho việc ngắt sóng truyền hình tương tự, công ty cổ phần truyền dẫn phát sóng truyền hình số đồng bằng Sông Hồng (RTB) đang phát sóng 30 kênh truyền hình cho 14 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong khi đó, công ty Truyền hình Kỹ thuật số miền Nam (SDTV) đã phát sóng 42 kênh phủ toàn bộ khu vực Cần Thơ, TP HCM và một số tỉnh lân cận thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ.
Như vậy, người dân tại các khu vực trên dùng TV đời cũ cần mua thêm đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 để có thể tiếp tục xem được các kênh trước đây. Trong khi đó, TV 32 inch trở lên từ sau ngày 1/4/2014 đều đã tích hợp sẵn bộ thu DVB-T2 nên không cần mua đầu thu ngoài. Người dùng truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh không bị ảnh hưởng khi ngừng phát sóng analog.
Tại Hội nghị triển khai Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, số hóa truyền hình mặt đất đang là xu thế tất yếu, nhiều nước trên thế giới đã coi đây là con đường bất khả kháng. Việc số hóa sẽ mang lại cho người dân những chương trình chất lượng cao hơn.
Xem thêm:
> Người dân bỡ ngỡ khi bị dừng truyền hình analog
> Người dùng gặp khó khi chuyển sang truyền hình số
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét