VinaPhone đang thử nghiệm 4G tại Phú Quốc và TP Hồ Chí Minh |
Ericsson Mobility Report vừa có báo cáo định kỳ về ngành viễn thông di động vừa xuất bản ấn phẩm mới nhất cập nhật về LTE, Smartphones, Internet of Things (IoT) và các ứng dụng trên di động. Cụ thể trong quý 1 2016, lượng smartphone đã chiếm gần 80% lượng điện thoại di động bán ra. Dự kiến tới năm 2021, smartphone sẽ đóng góp 90% lượng dữ liệu đi động và số thuê bao smartphone sẽ tăng gấp đôi, lên tới 6.3 tỉ thuê bao. Số lượng các thiết bị kết nối IoT dự kiến có mức tăng trưởng hàng năm là 23%. Video là ứng dụng được ưa chuộng nhất với mức tăng trưởng hàng năm là 55% và sẽ chiếm khoảng 70% lưu lượng dữ liệu di động năm 2021.
4G tăng trưởng nhanh trong quý 1 năm 2016 với khoảng 150 triệu thuê bao mới, nâng tổng số lên 1,2 tỉ thuê bao 4G trên quy mô tòan cầu. Dự kiến tới năm 2021, sẽ có khoảng 4,3 tỉ thuê bao 4G. Hiện tại đã có 128 mạng thương mại LTE-A trên 61 quốc gia. Trong năm 2016, 4G/LTE đã có một bước tiến lớn về đó là mạng thương mại đã đạt được tốc độ downlink là 1 Gbps. Các thiết bị hỗ trợ cho tốc độ 1 Gbps dự kiến sẽ có vào nửa sau năm 2016, tại các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong quý 1 2016, lượng smartphone đã chiếm gần 80% lượng điện thoại di động bán ra. Dự kiến tới năm 2021, smartphone sẽ đóng góp 90% lượng dữ liệu đi động và số thuê bao smartphone sẽ tăng gấp đôi, lên tới 6.3 tỉ thuê bao.
Trong giai đoạn từ 2015 đến 2021, số lượng các thiết bị kết nối IoT dự kiến có mức tăng trưởng hàng năm là 23% trong đó IoT qua mạng di động sẽ có tỉ lệ tăng cao nhất. Trong số 28 tỉ thiết bị kết nối năm 2021, thì sẽ có 16 tỉ là thiết bị kết nối IoT.
Xét về ứng dụng hoạt động trên lưu lượng dữ liệu di động, dự kiến tới năm 2021, video sẽ chiếm khoảng 70% lưu lượng, bao gồm cả các video embedded trên mạng xã hội. Trong vòng 5 năm tới, dự kiến lưu lượng video di động sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là khoảng 55%, mạng xã hội có mức tăng là 41%. YouTube vẫn dẫn vị trí đứng đầu về lưu lượng video trên các mạng di động và chiếm khoảng 50-70%. Mạng xã hội là đóng góp thứ hai về lưu lượng dịch vụ dữ liệu, với tỉ lệ trung bình là 20%.Tại các quốc gia có Netflix thì Netflix chiếm tỉ lệ là 10-20%.
Thói quen của giới trẻ khi xem các chương trình truyền hình và video cũng có một sự thay đổi lớn. Trong vòng 15 tháng (từ 2014 tới cuối 2015), việc xem video trên smartphone tăng 127%. Trong vòng 4 năm kể từ năm 2011, thời gian giới teen dành để xem truyền hình qua vô tuyến đã giảm 50%.
Bà Rima Qureshi, Phó chủ tịch cấp cao và Giám đốc chiến lược của tập đoàn Ericsson cho biết ”IoT đang phát triển rất nhanh chóng bởi chi phí thiết bị ngày càng giảm và ra đời nhiều ứng dụng sáng tạo. Từ năm 2020 trở đi, việc triển khai các mạng 5G thương mại sẽ luôn có tính năng cần thiết như phân tầng mạng lưới và kết nối với rất nhiều thiết bị để đáp ứng sự tăng trưởng của IoT”.
Tại cuộc họp với Bộ TT&TT ngày hôm qua 17/5, cả đại diện Viettel và VNPT đề nghị Bộ TT&TT sớm cấp phép 4G. Viettel còn cho rằng, hiện Việt Nam là một trong số ít những quốc gia trong khu vực chưa triển khai 4G. Ông Nguyễn Việt Dũng, Tổng giám đốc Viettel Telecom dự báo rằng xu hướng sử dụng dịch vụ có băng thông cao đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố hạ tầng của mình.Hiện khoảng 40% thuê bao của Viettel đã sử dụng 3G, nếu tính cả dữ liệu từ 2,5G thì có đến 70%. 3G đang được phổ cập, nhưng 4G sẽ là cơ sở tạo nên hệ sinh thái băng rộng mạnh mẽ.
Cũng tại buổi hội thảo, nhiều ý kiến của chuyên gia và hiệp hội cho rằng không nên coi việc triển khai 4G chỉ dành cho thuê bao di động mà với xu hướng "Internet of things" hiện nay thì sớm triển khai 4G sẽ thúc đẩy ứng dụng CNTT - VT vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, nếu việc tổ chức đấu giá băng tần 4G hoàn thành trong năm nay để cấp phép thì doanh nghiệp được cấp phép cũng phải mất thêm một năm để chuẩn bị đầu tư, như vậy chỉ có thể cung cấp dịch vụ 4G vào 2018.
PV
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét