Tốc độ Wi-Fi ở đây là 100Mb/s, bạn không phải lo bị mất liên lạc với thế giới bên ngoài, chỉ có điều chắc là không có mấy ai được sử dụng đâu.

70% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi đại dương và đây cũng là nguồn cung cấp oxy quan trọng cho ta hít thở. Biển cả mang đến cho chúng ta thức ăn và công việc cho rất nhiều người trên toàn thế giới.

Tuy vậy, đây cũng là nơi bí ẩn nhất trên hành tinh. Chỉ một phần nhỏ của vùng nước khổng lồ này đã được con người khám phá, và ta chỉ hiểu rất ít về thế giới ngầm này. Thậm chí, những gì chúng ta thấy được trên Sao Hỏa hay Mặt Trăng còn nhiều hơn những gì ta quan sát được về đáy biển.

Trên thế giới, chỉ có một cơ sở nghiên cứu hoạt động hoàn toàn dưới đáy biển, đó chính là Aquarius Reef Base.

Phòng nghiên cứu - thí nghiệm này được điều hành bởi trường Đại học Quốc tế Florida (FIU), nhưng cũng được sử dụng bởi Nasa, Hải quân Mỹ, các nhà nghiên cứu và giáo dục trên toàn thế giới.

Trang Tech Insider đã có một buổi trò chuyện với Mike Heithaus, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về biển, và cũng là trưởng khoa Khoa học và Giáo dục của trường FIU để có cái nhìn chi tiết về phòng thí nghiện dưới biển duy nhất trên thế giới.

Phòng thí nghiệm nằm dưới mặt nước 20m, gần rặng san hô Conch Reef, cách phía nam Key Largo khoảng 14,5km.

Aquarius có tiền thân là Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia, nhưng Heithaus cho biết vài năm trước đây “họ đã nghĩ đến chuyện kéo nó lên khỏi mặt nước”.

Nhưng FIU đã tiếp quản hoạt động của cơ sở này để mở rộng các nghiên cứu, giáo dục về đời sống biển của trường.

NASA cũng sử dụng phòng nghiên cứu này để tập luyện các kỹ thuật di chuyển trong không gian.

Được bao bọc bởi nước biển, đây là nơi hoàn hảo cho chương trình huấn luyện nhiệm vụ tại môi trường khắc nghiệt của NASA (Extreme Environment Mission Operations - NEEMO).

Phòng nghiên cứu ngầm này có kích thước không khác mấy so với một trạm vũ trụ. “Nó có kích thước gần bằng một chiếc xe bus, nên khá chật”, Heithaus cho biết. Có sức chứa khoảng 7 người một lúc.

Các nhà nghiên cứu, sinh viên, NASA hoặc Hải quân đều phải lặn xuống biển để vào phòng nghiên cứu.

Họ phải lặn xuống dưới nó để đến lối vào.

Lối vào nhỏ này được gọi là “moon pool” (hồ bơi Mặt Trăng), họ sẽ leo lên và đi vào khu vực bên trong cơ sở nghiên cứu. Áp suất có thể được chỉnh bằng một van giữa căn phòng này và phòng chính.

NASA sử dụng nơi này để huấn luyện hoạt động trong điều kiện trọng lực yếu hoặc không trọng lực.

Các phi hành gia sẽ tập luyện các kỹ thuật dùng để khám phá không gian và sẽ biết cảm giác làm việc trong môi trường khắc nghiệt là như thế nào.

Họ dùng công nghệ làm chậm quá trình truyền thông tin để mô phỏng các nhiệm vụ trên Sao Hỏa.

Cũng có rất nhiều cuộc nghiên cứu về đại dương diễn ra tại đây. FIU nghiên cứu các bãi san hô và đời sống dưới biển, kiểm tra ảnh hưởng của ô nhiễm, biến đổi khí hậu và tình trạng axit hóa đại dương.

Cơ sở này nằm trong khu bảo tồn biển, vậy nên cá ở đây khỏe hơn và san hô nhiều hơn các nơi khác.

Heithaus đang có kế hoạch dùng khu nghiên cứu này để khảo sát mật độ cá mập vào mùa hè này.

Các bãi san hô không chỉ là một hệ sinh thái quan trọng, mà còn là yếu tố quyết định cho ngành ngư nghiệp và du lịch. Nghiên cứu về chúng là vô cùng qua trọng. “Các bãi san hô trên toàn thế giới có thể có giá trị dịch vụ lên đến từ 30 đến 150 tỷ USD mỗi năm”, Heithaus nói.

Phòng nghiên cứu này cũng là trung tâm thí nghiệm các công nghệ dưới nước mới. Heithaus nói rằng ông và đồng nghiệp sẽ sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời mới để truyền dữ liệu video trong việc nghiên cứu cá mập.

Có thể ở một quãng thời gian dài dưới nước là một điều rất quan trọng.

Hầu hết các thợ lặn bình thường chỉ có được khoảng một đến hai giờ dưới biển, và chỉ có thể lặn một vài lần một ngày vì khí sẽ tích tụ trong cơ thể do áp suất cao.

Do những người làm việc tại Aquarius Reef Base không cần phải lên mặt nước, nên họ sẽ không bị tích khí và có thể làm việc dưới nước đến 9 tiếng/ngày.

“Việc bơi đến lối vào, đi qua moon pool rồi sau đó…đi tắm mang đến cảm giác rất đặc biệt”, Heithaus cho biết.

“Khi bạn nhìn ra ngoài, đôi khi sẽ thấy một con cá mú khổng lồ đang nhìn bạn và bạn lấy điện thoại ra gọi FaceTime bằng WiFi”. Heithaus cho biết WiFi trong phòng nghiên cứu có tốc độ 100Mb/s, còn mạnh hơn nhiều nơi trên mặt đất.

Do các nhà nghiên cứu và sinh viên không cần phải lên mặt biển, nên chỉ cần hạ áp suất một lần khi hoàn tất nhiệm vụ.

Môi trường trong phòng thí nghiệm có thể thay đổi áp lực, giúp những người bên trọng loại bỏ lượng gas dư trong cơ thể, vậy nên trở lại mặt biển không khiến cơ thể thấy khó chịu.

Kỷ lục ở dưới mặt nước trong phòng nghiên cứu này lâu nhất thuộc về Fabien Cousteau, khi anh đã ở đây trong 31 ngày vào mùa hè năm 2014. Anh đã đánh bại kỷ lục của chính ông mình – Jacques, chỉ cách biệt bởi một ngày. Liệu trong tương lai có ai lập ra kỷ lục mới nữa không?

Fabien Cousteau đang ở trong phòng nghiên cứu dưới biển.

Fabien Cousteau đang ở trong phòng nghiên cứu dưới biển.

Tham khảo: Businessinsider

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google