Rất có thể trong thời gian tới, những người kiếm tiền từ việc đánh giá 5 sao cho các mặt hàng trên trang Amazon sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một động thái cho thấy nỗ lực của mình trong cuộc chiến với các đánh giá sản phẩm (review) giả mạo, lần đầu tiên Amazon bắt đầu khởi kiện chính những người bán hàng trên trang web của mình thay vì đuổi theo các trang web hứa hẹn cung cấp dịch vụ đánh giá 5 sao để lấy tiền như trước.

Đó là một dấu hiệu khác cho thấy người khổng lồ Internet đang ngày càng mạnh tay hơn về việc loại bỏ các ưu đãi cho việc đánh giá giả mạo mà có thể làm xói mòn lòng tin của người mua hàng. Cho dù hành động của Amazon đang nhắm đến những người bán lẻ trên nền tảng của mình, những người trực tiếp mang lại doanh thu cho Amazon.

Người khổng lồ về web đã khởi kiện ba trong số các nhà bán lẻ của mình: một công ty Trung Quốc có tên CCBetterDirect, Michael Abbara và Kurt Bauer. Cả ba người trên, các đánh giá giả mạo lên tới 40% tổng số đánh giá,vì vậy việc vi phạm là không thể xem nhẹ.

Các vụ kiện mới nhất tiếp tục làn sóng kiện tụng mà Amazon bắt đầu từ đầu năm 2015 cho đến nay. Công ty đã kiện rất nhiều website khác nhau (như trang web buyamazonreviews.info) vào tháng Tư và tháng Mười năm ngoái và lại tiếp tục trong vòng hai tháng vừa qua. Tính đến nay, Amazon đã kiện hơn 1.000 người và còn rất nhiều vụ kiện khác có thể sẽ đến trong vài năm tới.

Tuy nhiên, việc chuyển hướng từ nhắm vào các trang cung cấp dịch vụ đánh giá giả mạo như website paidbookreviews.org sang những người bán lẻ trên nền tảng của Amazon cho thấy, công ty muốn gửi đi những cảnh báo mạnh mẽ cho thấy quyết tâm của mình. Rõ ràng Amazon cho rằng nếu không có các đánh giá đáng tin cậy, nền tảng của họ sẽ không còn là một sàn giao dịch hàng hóa hữu ích.

Công ty từ lâu đã cố gắng phát triển nhiều cách khác nhau để chống lại các hoạt động giả mạo, từ xếp hàng tín nhiệm cho các đánh giá cho đến phát triển các thuật toán để phát hiện ra các đánh giá giả mạo để đình chỉ hoàn toàn các tài khoản đó. Công ty đã thử đưa ra hình thức “xác nhận mua hàng” để chỉ chấp nhận đánh giá của những người đã mua sản phẩm. Tuy nhiên, Evan Schuman của ComputerWorld đã chỉ ra rằng, những người đánh giá giả mạo hoàn toàn có thể mua một sản phẩm nhỏ nào đó, để có được xác nhận trên và tham gia vào việc làm giả một đánh giá.

Với các trang bán hàng như Amazon, đánh giá là rất quan trọng để phân biệt họ với những đối thủ cạnh tranh, và việc niềm tin sụt giảm của người tiêu dùng sẽ chỉ làm hại đến công ty. Một nghiên cứu từ Đại học Colorado tại Boulder đưa vào tháng trước cho thấy, các đánh giá người dùng và chất lượng sản phẩm thực sự có mối tương quan rất thấp. Đó là điều không mấy ngạc nhiên khi một nghiên cứu riêng rẽ từ Mintel, một công ty tiếp thị cho thấy, khoảng 70% người Mỹ hỏi ý kiến người khác online trước khi mua bất cứ thứ gì, nhưng chỉ có 59% số người hỏi tin vào các lời khuyên đó.

Vì vậy, rất dễ hiểu tại sao Amazon lại mạnh tay với hoạt động đánh giá giả mạo. Các đánh giá này làm xói mòn niềm tin và hạn chế mọi người mua món hàng nào đó. Trong khi Amazon thực sự muốn bán cho mọi người rất nhiều thứ.

Tham khảo Gizmodo

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google