Con ngựa thành Troy, công chúa giả, vụ đạo tranh Vermeer là những vụ lừa đảo đi vào lịch sử nhờ diễn ra trót lọt hoặc chỉ bị phát hiện vào phút chót.

Con ngựa thành Troy

Theo Wonderslist, cuộc chiến giữa người dân thành Troy và quân Hy Lạp diễn ra suốt 10 năm. Người dân thành Troy gần như tin rằng họ đã xua tan ý đồ tấn công của quân Hy Lạp.

nhung-vu-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su

Con ngựa gỗ khổng lồ khiến thành Troy đại bại dưới tay quân Hy Lạp. Ảnh minh họa: Wonderslists.

Tuy nhiên, người Hy Lạp làm một con ngựa gỗ khổng lồ với cái bụng rỗng để giấu binh lính vào bên trong. Họ thành công trong việc thuyết phục người dân thành Troy rằng con ngựa tượng trưng cho đề nghị hòa bình. Kết quả là người dân thành Troy vui vẻ chấp nhận tặng phẩm của kẻ thù. Sau khi con ngựa được đưa vào bên trong thành lũy kiên cố, chờ người dân thành Troy ngủ say về đêm, binh lính Hy Lạp trốn trong con ngựa ra ngoài và tàn sát đối phương. Người thành Troy hoàn toàn bị đánh bại.

Han van Meegeren đạo tranh Vermeer

nhung-vu-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su-1

Bức tranh Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai của danh họa Vermeer. Ảnh: Wikipedia.

Han van Meegeren là một họa sĩ không thực sự được đánh giá cao nên quyết định lừa các chuyên gia để họ thừa nhận tài năng của ông. Van Meegeren làm giả bức tranh "Các môn đệ trên đường Emmaus" tỉ mẩn đến từng chi tiết từ vết nứt cho đến độ cứng của bức tranh cổ. Tác phẩm giống thật tới mức khiến giới chuyên môn tin rằng đó là bức tranh nguyên bản. Meegeren bị bắt khi đang cố gắng bán kho báu quốc gia cho phát xít Đức. Để thoát tội, Meegeren buộc phải khai nhận kho báu đó chỉ là những bức tranh giả do ông tạo ra.

Công chúa giả mạo

Năm 1920, Anna Anderson tuyên bố bà là công chúa Alias Anastasia, thành viên cuối cùng chưa rõ sống chết trong gia đình Sa hoàng Nicholas Ramanov. Bà khiến mọi người tin tưởng do có ngoại hình gần giống công chúa Anastasia cùng với hiểu biết sâu rộng về gia đình Ramanov và cuộc sống hoàng gia.

nhung-vu-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su-2

Anna Anderson (trái) bên cạnh ảnh thuở nhỏ của công chúa Anastasia. Ảnh: Wikipedia.

Dù nhận được khoản tiền thừa kế, Anderson phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng cho đến khi qua đời vào năm 1986. Nhiều năm sau, thông qua đối chiếu ADN của Anderson với thành viên trong gia đình Ramanov, các chuyên gia kết luận Anderson là công chúa giả và toàn bộ gia đình hoàng tộc đã bị sát hại vào năm 1918.

Âm mưu ám sát vua Charles II

nhung-vu-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su-3

Chân dung vua Charles II của Anh. Ảnh: Wikipedia.

Titus Oates là tác giả của một trong những lời nói dối lớn nhất trong lịch sử. Năm 1678, Oates giả vờ để lộ việc các thầy tu dòng Tên đang âm mưu ám sát vua Anh Charles II. Oates vạch ra những lời bịa đặt này nhằm mục đích đưa người em trai tên James của vua Charles II lên ngôi và xóa bỏ giáo hội Anh để phục hồi Công giáo. Hậu quả của lời nói dối trên là những cuộc hành quyết kéo dài suốt 3 năm với 35 người thiệt mạng. Sau cái chết của vua Charles II năm 1685, James lên ngôi và xét xử Oates về tội khai man. Ông cuối cùng được ân xá sau vài năm ngồi tù.

Người Piltdown

nhung-vu-lua-dao-kinh-dien-trong-lich-su-4

Bản mô phỏng hộp sọ người Piltdown. Ảnh: Wikipedia.

Năm 1910, nhà khảo cổ học nghiệp dư Charles Dawson tìm thấy các mảnh xương bao gồm xương hàm, răng hàm và xương sọ. Tại thời điểm đó, phát hiện này gây chấn động trong giới nghiên cứu vì lấp đầy khoảng trống còn thiếu trong thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các nhà khoa học phát hiện bộ xương mới 600 năm tuổi và không phù hợp với mô hình tiến hóa.

Vân Du

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google