Dù không tập trung vào đối tượng tiêu dùng thông thường, đây là một thành tích đáng nể từ nhà phát triển linh kiện máy tính hàng đầu thế giới.
Xeon E5-2600 V4 là vi xử lý đời mới nhất thuộc dòng Xeon chuyên được sử dụng cho máy chủ và máy trạm làm việc Workstation.
Chứa bên trong 22 lõi thế hệ Broadwell, vi xử lý mới này tích hợp công nghệ Hyper-threading của Intel tạo thành 44 luồng xử lý song song. Khi sử dụng với máy trạm có cổng CPU kép, con số này lên đến 88 luồng xử lý cùng một lúc.
Dù chưa có thông tin về chiếc CPU này trên trang thông tin kỹ thuật của Intel, Xeon E5-2600 có lẽ sẽ có thông số kỹ thuật tương tự người anh em Xeon E5-2699 của mình với tốc độ xử lý cơ bản 2.2 GHz, bộ đệm 55mb và công suất hoạt động chỉ 145 Watt. Trong khi những bộ vi xử lý 8 lõi thế hệ Haswell-E có công suất tiêu thụ lên đến 140 Watt với khả năng ép xung và tốc độ xử lý cao hơn là 3GHz.
Với số lõi đặc biệt nhiều như vậy giá của chiếc chip cũng “trên trời” không kém: 4.115 đô la Mỹ (gần 92 triệu đồng). Như vậy giá tiền trên mỗi chiếc lõi trong chip là gần 4,2 triệu đồng và tính ra vẫn đắt hơn chiếc Core i7-5960X (dành cho đối tượng người dùng phổ thông) khi mà mỗi chiếc lõi trong vi xử lý 8 lõi này có giá chỉ khoảng 3 triệu đồng. Tuy vậy một lý do đẻ bạn nâng cấp lên dòng Xeon thế hệ mới có thể là vì khả năng hỗ trợ lượng RAM lên đến 385 GB khi kết hợp lại những thanh RAM 32 GB.
Cuộc đua “số lõi” trong tương lai gần giữa AMD và Intel
Theo các nhà phân tích, với sự ra đời của dòng chip Zen của AMD, một cuộc chạy đua khốc liệt về số lượng “lõi vi xử lý” trong CPU sẽ diễn ra nhằm tranh giành sự chú ý của người mua. Điều này đặc biệt đúng khi số lõi trong CPU là thông số kỹ thuật đầu tiên “đập vào mắt” người tiêu dùng.
Theo thông báo của AMD dòng chip cao cấp của Zen sẽ có số lõi lên đến 32 lõi và sử dụng công nghệ nhân số luồng tương tự công nghệ Hyper-threading của Intel mang tên công nghệ “Đa luồng đối xứng” (Symmetrical Multi-Threading), đưa số luồng hoạt động của con chip này lên đến 64 luồng.
Tuy nhiên giới công nghệ vẫn chưa thống nhất về tầm ảnh hưởng của cuộc chiến thầm lặng giữa hai hãng phần cứng lừng danh. Dù thị trường phân khúc máy chủ và máy trạm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, mối quan tâm của người dùng phân khúc phổ thông vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn.
Vậy người dùng thông thường có cần bận tâm đến không?
Hiện tại có lẽ không có lý do gì để bạn sắm chiếc vi xử lý “nặng đô” đến mức này chỉ để phục vụ việc chơi game, xem phim hay thậm trí là công việc đồ họa. Nhưng như nhiều dòng Xeon đã dần lấn sang thị trường người sử dụng máy tính phổ thông trong quá khứ, sự ra mắt của DirectX 12 và những phần mềm có khả năng tận dụng đã luồng tốt hơn, nhu cầu nâng cấp lên những bộ vi xử lý có nhiều lõi hơn cho máy tính cá nhân của mình không còn nằm quá xa trong tương lai.
Và dù 22 lõi là quá nhiều, những vi xử lý 8 lõi và đặc biệt là vi xử lý Core i7 với 10 lõi chuẩn bị ra mắt của Intel không còn là những lựa chọn viển vông như năm nào.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét