Trong khi chúng ta đang tranh cãi về những lợi ích của điện toán đám mây, chỉ một vài người biết rằng chính biển là nơi "cung cấp" Internet cho cả thế giới. Những dây cáp quang mỏng nằm dưới đáy biển đã kết nối thế giới và truyền tải 99% dữ liệu trên toàn cầu hiện nay.

Hệ thống cáp quang dưới biển thường được ưa chuộng hơn truyền hình vệ tinh vì tốc độ và độ tin cậy của hệ thống này khá cao, hiếm khi bị hỏng. Nhờ vào tốc độ cao, loại cáp quang này luôn có thể cung cấp và hỗ trợ các đường dây dự phòng có sẵn.

So sánh bản đồ cũ với bản đồ về con đường giao thương năm 1912 và bản đồ cáp quang dưới biển ngày nay giúp chúng ta hình dung mọi thứ đã phát triển như thế nào

Các tuyến vận tải đường biển năm 1912.

Các tuyến vận tải đường biển năm 1912.

Cáp quang biển ngày nay.

Cáp quang biển ngày nay.

Cáp quang biển ngày nay.

Cáp quang biển ngày nay.

Nhờ vào những khoản đầu tư khổng lồ từ những công ty đang tìm kiếm để khai thác, hệ thống cáp quang dưới biển hiện nay đã trở thành những đường dây thương mại hiện đại bậc nhất.

Ví dụ như hãng công nghệ khổng lồ như Google đã đầu tư tới 300 triệu USD vào hệ thống cáp xuyên Thái Bình Dương để di chuyển dữ liệu nhanh hơn. Hay ngay cả Facebook cũng đầu tư rất nhiều tiền của vào hệ thống cáp quang ở Châu Á.

Không có nhiều thay đổi trong những năm qua. Các tàu trở cáp di chuyển dọc theo đại dương rồi từ từ tháo cáp để chúng chìm xuống đáy biển. SS Great Eastern là công ty đầu tiên thành công đặt một dây cáp quang xuyên Thái Bình Dương vào năm 1866. Lúc đó, cáp quang được sử dụng để truyền tải thông tin điện báo. Từ năm 1956, đường dây này bắt đầu truyền tải các tín hiệu điện thoại.

Đường dây cáp hiện nay mỏng hơn nhiều – khoảng 3 inch. Tại điểm sâu nhất ở rãnh Nhật Bản, cáp quang đi sâu tới 8,000m trong đại dương. Đó cũng là chiều cao của núi Everest.

Cấu trúc tiêu biểu của một mẫu cáp quang biển.

Cấu trúc tiêu biểu của một mẫu cáp quang biển.

Vỏ bao gồm (theo thứ tự 1 - 8): Polyethylene, băng Mylar, dây kim loại (thép), chắn nước bằng nhôm, Polycarbonate, đồng hoặc nhôm ống, thạch dầu khí (giúp bảo vệ cáp khỏi nước), sợi quang học.

Ngay cả khi bạn đang đọc bài viết này, thông tin cũng đang được truyền qua hệ thống cáp này.

Theo CafeBiz / Trí Thức Trẻ

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google