Ngày 3/3, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế 20 tỉnh thành phía Nam về phòng chống dịch bệnh do virus Zika.

Trước sự gia tăng các ca mắc bệnh do virus Zika trên toàn thế giới, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng chống virus Zika và các hướng dẫn về điều trị, giám sát cũng như truyền thông về loại bệnh nhiễm mới nổi này

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) quan ngại, nếu không làm quyết liệt ngay từ đầu thì có thể sẽ có 2 tình huống: Dịch bệnh có thể vào Việt Nam và bùng phát mà không phát hiện ra; Nếu đã bùng phát thì sẽ không có cách nào ngăn chặn được, nhất là khí hậu nóng ẩm ở miền Nam thuận lợi cho sự phát triển của muỗi.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), về mặt lâm sàng, việc phát hiện bệnh Zika sớm không hề dễ dàng, vì thế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa dự phòng và lâm sàng, đặc biệt chú ý yếu tố dịch tễ. Khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần đặc biệt chú ý khâu cách ly, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện đa khoa tỉnh có vai trò chính trong công tác này.

Một trong những mối quan ngại là những triệu chứng của bệnh rất không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh gây ra do virus khác, trong khi đến nay y tế thế giới vẫn chưa chứng minh được mối quan hệ giữa sự gia tăng của trẻ mắc virus Zika, trẻ bị bệnh đầu nhỏ và trẻ mắc hội chứng thần kinh gây teo cơ Guillian-Barre.

Liên quan đến thông tin về chất diệt ấu trùng muỗi Pyriproxyfen, ông Lê Văn Tuân, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam khẳng định, chất này được sử dụng từ nhiều thập kỷ qua và chưa bao giờ được báo cáo có sự liên quan đến bệnh đầu nhỏ. Sự phơi nhiễm của chất này không giải thích cho sự hiện diện của virus Zika trong não của trẻ sơ sinh mắc bệnh đầu nhỏ.

An Nhiên/Theo Infonet

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google