Điều gì đã khiến một bức ảnh hết sức đời thường lại khiến cả thế giới dậy sóng mạnh mẽ như vậy?
Là một phần của dự án “A year of running”, giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tuyên bố mỗi ngày sẽ chạy 1 dặm đường trong suốt năm 2016. Mới đây, Mark và nhóm của mình đã đăng tải lên mạng xã hội 1 bức ảnh cả đội đang chạy qua quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Sẽ không có vấn đề gì nếu như người dùng Twitter và Facebook đã nhanh chóng chỉ ra 1 yếu tố quan trọng trong bức ảnh: không có ai trong nhóm của Mark sử dụng khẩu trang.
Mark và nhóm của mình chạy qua quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc mà không sử dụng khẩu trang đã gặp phải nhiều ý kiến phản đối từ cư dân mạng.
Các tài khoản mạng xã hội tỏ ra khá gay gắt với vấn đề. Tất cả đều cho rằng chạy bộ ở Bắc Kinh mà không dùng khẩu trang sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Đây được đánh giá là 1 hành động “thiếu khôn ngoan”. Ngay cả các vận động viên điền kinh khoẻ mạnh cũng bị khói bụi ở Bắc Kinh làm cho khốn đốn vì bệnh tật.
Một vài ý kiến khác thì bày tỏ quan điểm Mark và nhóm của mình chỉ dành ít thời gian ở Trung Quốc và quay về Mỹ ngay sau đó nên không sử dụng khẩu trang cũng chẳng ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến tình hình sức khoẻ. Thế nhưng với những người dân đang sống giữa thủ đô Bắc Kinh dày đặc khói bụi và ô nhiễm, đeo hay không đeo khẩu trang khi ra đường lại là câu chuyện rất khác.
Ước tính có khoảng 4 nghìn người chết mỗi ngày do ô nhiễm ở Trung Quốc. 26 bức ảnh về cuộc sống giữa khói bụi của người dân dưới đây sẽ phần nào lý giải vì sao thế giới lại sôi sục vì 1 bức ảnh chạy bộ hết sức đời thường này.
Tháng 12, 2015, chính quyền thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên nâng mức cảnh báo về ô nhiễm không khí lên mức cao nhất, sau khi làn khói mù mang theo mùi hăng khó chịu quay trở lại thành phố này.
Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 12, 2015, các nhà chức trách đã cho đón cửa trường học, tạm dừng hầu hết các hoạt động ngoài trời để bảo vệ người dân khỏi tác động của khói bụi.
Lần đầu tiên Bắc Kinh đưa ra mức báo động cao nhất về vấn đề ô nhiễm đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Tháng 11, 2015, mức độ khói bụi đo được ở Bắc Kinh cao gấp 50 lần mức độ được cho là an toàn của Tổ chức Y tế thế giới.
Theo kế hoạch phát triển khoa học công nghệ quốc gia của Trung Quốc công bố thì nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới sẽ ưu tiên phát triển các công nghệ biến than đá – nguồn tài nguyên có trữ lượng dồi dào nhất hiện nay của nước này - thành nhiều dạng nhiên liệu sạch.
Các số liệu do chính phủ Trung Quốc công bố vào đầu tháng 3 năm nay cho thấy số lượng than đá được tiêu thụ tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương gần 1 tỷ tấn cacbon dioxide thải ra môi trường. - tờ New York Times đưa tin.
Ngày 3 tháng 11 năm 2015, sương mù bao phủ toàn bộ thành phố Cáp Nhĩ Tân ở đông bắc Trung Quốc. Cậu bé này đã phải đeo khẩu trang khi chơi đùa với chim bồ câu.
Nhiều trường học cũng được đóng cửa trong những ngày này.
Thế nhưng nhiều người vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như bình thường bất chấp những nguy hại từ môi trường đang được cảnh báo là sẽ tăng cao.
Sương mù và khó bụi bao phủ thành phố ven biển Nhật Chiếu thuộc tỉnh Sơn Đông. Giới chức thành phố đã bị chỉ trích gay gắt vì không thông tin đầy đủ về ô nhiễm môi trường tới người dân ở đây.
Thẩm Dương xám xịt, u ám bởi ô nhiễm không khí trầm trọng. Ảnh chụp tháng 11, 2015.
Bầu trời đêm Thượng Hải không trăng cũng không sao.
Các toà nhà chọc trời biến mất trong màn sương mù dày đặc.
Rất khó để nhìn thấy các toà nhà ở thủ đô Bắc Kinh.
Người phụ này đã dùng tóc thay thế khẩu trang. Có lẽ cô cũng không ngờ tình hình ngày càng biến chuyển xấu đi.
Đây không phải là cảnh tượng hiếm gặp.
Tại nhiều thành phố của Trung Quốc, hình ảnh người dân đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ đã trở nên quen thuộc.
Nhưng thật không may là có rất ít bằng chứng thuyết phục khẩu trang hoàn toàn có thể bảo vệ sức khoẻ người dân.
Mọi người chỉ đang cố "ám thị" mình và những người xung quanh rằng khẩu trang thực sự có tác dụng ngăn được tất cả khói bụi.
Doanh số bán các loại khẩu trang tăng mạnh ở Trung Quốc.
Khẩu trang cotton giúp người sử dụng dễ thở hơn nhưng lại không ngăn chặn được hết các hạt bụi nhỏ li ti trong không khí.
Thế nhưng với nhiều người, đối mặt với ô nhiễm cũng cần phải thời trang do đó khẩu trang đã trở thành một món phụ kiện bên cạnh tác dụng chính của nó.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc khuyến cáo nên sử dụng khẩu trang dùng một lần.
Một cô dâu mặc váy cưới được đính hàng trăm chiếc khẩu trang như một cách tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ trước vấn nạn ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra ở Trung Quốc.
Theo techinsider
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét