Microsoft đã từng bước vươn lên nhờ sự giúp sức của Satya Nadella.
Khi Satya Nadella được bổ nhiệm chức CEO của Microsoft vào năm 2014 thì đây là thời điểm tồi tệ của công ty, khi mà Windows 8 được cho là một sự thất bại lớn, các nhân viên của Microsoft tranh giành quyền lực và các nhà phát triển lẫn người dùng đều dần từ bỏ hy vọng vào công ty.
Nhưng thời thế đã đổi thay.
Hiện tại trong năm 2016, Microsoft đã tìm thấy con đường đi của họ khi mà họ đang tập trung vào việc phân phối phần mềm và dịch vụ cho mọi người, các nhà đầu tư cũng đã dần tin tưởng vào sự phát triển của Microsoft.
Tuy Microsoft vẫn còn phải cải thiện rất nhiều thứ nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Satya Nadella - vị CEO đã soi sáng đường đi nước bước cho Microsoft.
1. Satya Nadella Narayana được sinh ra tại Hyderabad (Ấn Độ) vào năm 1967. Bố của ông là một công chức và mẹ là một giáo sư về tiếng Phạn.
(Ảnh minh hoạ).
2. Từ khi còn trẻ, Nadella muốn trở thành một cầu thủ crikê chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng tài năng thể thao vẫn không thể sánh với niềm đam mê khoa học và công nghệ của mình.
(Ảnh minh hoạ).
3. Nadella nhận được bằng cử nhân kỹ sư điện của Viện Công Nghệ Manipal vào năm 1988. "Tôi luôn biết mình muốn tạo dựng nhiều thứ mà." Nadella cho biết.
(Ảnh minh hoạ).
4. Nhưng Viện Công Nghệ Manipal đã không có chương trình khoa học máy tính thực sự nên ông đã đi đến Mỹ để theo học tại Đại học Wisconsin-Milwaukee, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1990.
(Ảnh minh hoạ).
5. Nadella luôn muốn làm việc cho công ty Sun Microsystems, đây là một công ty chuyên về hệ thống máy chủ tại Thung Lũng Silicon huyền thoại.
(Ảnh minh hoạ).
6. Năm 1992, Nadella đã gia nhập vào Microsoft. Vào thời điểm đó Bill Gates vẫn là Giám đốc điều hành của công ty và Windows đang từng bước thống trị thế giới.
7. Nadella là một trong 30 người nhập cư Ấn Độ làm việc tại công ty trong thời gian đó. Dự án đầu tiên của ông là chiếc TV tương tác của Microsoft và hệ điều hành Windows NT.
8. Trong những năm đầu tiên của mình tại Microsoft, Nadella gây ấn tượng với đồng nghiệp và các nhà quản lý khi ông dành thời gian vừa đi làm vừa đi học mỗi cuối tuần từ đại bản doanh Microsoft tại Redmond, Washington đến trường đại học Chicago Booth để hoàn thành chứng chỉ MBA. Ông tốt nghiệp vào năm 1997.
(Ảnh minh hoạ).
9. Năm 1999, Nadella tiếp nhận vai trò điều hành đầu tiên khi ông đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch mảng Microsoft bCentral, đây là mảng thiên về dịch vụ web cho các doanh nghiệp nhỏ.
(Ảnh minh hoạ).
10. Năm 2001, Nadella đã lên chức Phó chủ tịch mảng Microsoft Business Solutions. Nhóm này đã được hình thành thông qua một loạt các thương vụ thâu tóm công ty khác, bao gồm Great Plains - phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Microsoft Business Solutions cũng đã xây dựng một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) trên đám mây để cạnh tranh với Salesforce.
11. Nadella tiếp tục đi lên trong năm 2007 khi mà ông được bổ nhiệm chức Phó chủ tịch cấp cao mảng Microsoft Online Services, ông chịu trách nhiệm chính công cụ tìm kiếm Bing, phiên bản trực tuyến của Microsoft Office và dịch vụ chơi game Xbox Live.
12. Vào tháng 2 năm 2011, Nadella được thăng chức chủ tịch của Server and Tools Division. Đây là một nhóm giám sát các sản phẩm hái ra tiền chính cho Microsoft: hệ thống trung tâm dữ liệu của công ty, ví dụ như Windows Server và cơ sở dữ liệu SQL Server. Nó còn là một trong những canh bạc táo bạo nhất của Ballmer: nền tảng điện toán đám mây Microsoft Azure.
13. Khi Nadella làm chủ tịch mảng này, doanh thu của nó đã tăng từ 16,6 tỉ USD lên đến 20,3 tỉ USD vào năm 2013.
14. Vào thời điểm này, Microsoft gặp phải những rắc rối lớn một cách liên tiếp: Windows 8 là một thảm họa, sự trỗi dậy của iPhone, công cụ tìm kiếm Bing không thể bằng một góc của Google. CEO thời bấy giờ, ông Ballmer, bị đổ lỗi cho chuyện này.
15. Vào tháng 8 năm 2013, Ballmer thông báo rằng ông sẽ sớm từ chức và công ty sẽ tìm kiếm một CEO mới dưới sự đồng thuận của ông và Bill Gates.
16. Vào tháng 2 năm 2014, sau hàng loạt các tin đồn thì Nadella đã được bổ nhiệm chức CEO công ty với sự hỗ trợ từ Ballmer và Gates.
17. Để lôi kéo Nadella tiếp nhận chức vụ khó khăn này, hội đồng quản trị của Microsoft đã chi 84 triệu USD tiền lương và thưởng cho Nadella vào năm đầu tiên ông đảm nhận chức vụ.
18. Nadella đã gửi một email cho toàn thể nhân viên khi ông bắt đầu nhận việc: "Hiện tôi đang ở độ tuổi 46. Tôi đã kết hôn được 22 năm và chúng tôi có 3 đứa con. Và cũng giống như bất cứ ai khác, những gì tôi làm được định hình từ gia đình và những trải nghiệm cuộc sống riêng của tôi. Nhiều người biết tôi nói rằng con người tôi như thế là vì sự tò mò và khao khát biết thêm nhiều thứ. Tôi mua sách rất nhiều đến nỗi không thể đọc hết. Tôi đăng ký nhiều khóa học trực tuyến nhưng cũng không thể hoàn thành hết. Tôi tin rằng nếu bạn không học hỏi những điều mới, bạn sẽ không thể làm những điều hữu ích được. Vì vậy gia đình, sự tò mò và khao khát học hỏi chính là thứ định nghĩa con người của tôi."
19. Nadella đã so sánh việc lập trình giống như viết thơ: "Nếu bạn muốn mô tả nhiều câu văn xuôi bằng cách tinh tế thì bạn có thể chuyển nó thành những dòng thơ súc tích, việc viết các đoạn mã lập trình cũng tương tự như thế."
(Ảnh minh hoạ).
20. Nadella đã nhanh chóng giành được cảm tình từ nhân viên bằng cách tạo ra những thay đổi lớn, đồng thời việc này cũng giúp Microsoft có được nhiều khách hàng hơn.
21. Một trong những thay đổi đó bao gồm việc cho phép hệ điều hành đối thủ Linux chạy trên nền tảng đám mây Microsoft Azure...
22. ...phát hành Microsoft Office trên iPad...
23. ...chi 2,5 tỉ USD để mua lại Mojang - cha đẻ của trò chơi Minecraft nổi tiếng...
24. ...ra mắt những ứng dụng cho nền tảng iPhone và Android tuyệt vời ví dụ như Microsoft Outlook...
25. ...bỏ qua Windows 9 để phát triển hệ điều hành Windows 10...
26. ...giới thiệu Microsoft Surface Book, chiếc laptop đầu tiên của công ty...
27. ...và giới thiệu chiếc kinh thực tế ảo Microsoft HoloLens.
28. Nadella rất coi trọng vấn đề quan hệ đối tác và ông muốn đảm bảo rằng phần mềm và dịch vụ của Microsoft có mặt ở bất kì nền tảng nào, không nhất thiết phải là Windows. Đó là lý do tại sao ông đã tuyển cựu nhân viên Qualcomm - Peggy Johnson - để phụ trách mảng đối tác với các công ty bên ngoài.
29. Năm 2015, Nadella đã sử dụng một chiếc iPhone trong phần thuyết trình trên sân khấu để thể hiện các ứng dụng Microsoft trên nền tảng iOS.
30. Các nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến Microsoft: Từ năm 2014 đến năm 2015, cổ phiếu Microsoft đã tăng 14%. Và sau đó tăng vọt thêm 21% đến hết năm 2015.
31. Nhân viên của Microsoft rất yêu quý Nadellavì ông đã giúp công ty vượt qua nhiều khó khăn và trở ngại.
32. Tuy nhiên trong năm 2016, Nadella cũng như Microsoft vẫn còn rất nhiều thách thức để giải quyết. Họ còn bị lấn át trong thị trường smartphone, doanh số ảm đạm của máy tính cá nhân đang cản trở sự phát triển của Windows 10 và Xbox One đang phải chiến đấu với sự cạnh tranh khốc liệt từ Sony PlayStation 4.
33. Nhưng quan trọng là Microsoft đang từng bước lấy lại ngôi vị của họ, tất là là nhờ sự giúp đỡ từ Satya Nadella.
Tham khảo BI
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét