Một nhóm các nhà khoa học quốc tế tìm ra nguyên nhân khiến hàng trăm cá voi con chết và trôi dạt vào bờ biển Argentina.
sat-thu-giet-ca-voi-den-tu-bau-troi

Một con mòng biển đang mổ da và mỡ cá heo ở ngoài khơi Argentina. Ảnh: Mariano Sironi.

Theo Fox News, các nhà khoa học Mỹ và Argentina tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và phát hiện thủ phạm đứng sau cái chết của những con cá voi từ năm 2013 đến 2014 chính là chim mòng biển.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS One hôm 21/10 cho biết, từ thập niên 1970, mòng biển ngoài khơi bán đảo Valdes, Argentina, kiếm mồi từ da và mỡ của những con mẹ thuộc loài cá voi đầu bò phương nam. Chúng sẽ chờ cá voi phun nước, sau đó ăn lớp da chết nổi trên mặt nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mòng biển trở nên ngày càng hung hãn khi chuyển sang tấn công cá voi con. Chúng lao thẳng vào lỗ phun nước trên đầu cá voi để mổ, khiến cái lỗ toác ra theo thời gian.

Theo các nhà khoa học, vào thập niên 1970, chỉ 2% cá voi mẹ và cá voi con có vết thương do mòng biển gây ra. Sau ba thập kỷ, con số này lên đến 99%. Cá voi mẹ sẽ cảnh giác hơn và biết giấu lưng dưới nước. Nhưng cá voi con còn thiếu kinh nghiệm nên dễ dàng trở thành mục tiêu của mòng biển.

"Cá voi sơ sinh 0 - 3 tháng tuổi không biết giấu lưng. Lưng chúng quá nhỏ để uốn cong và mục tiêu chủ yếu hiện nay của mòng biển là những con non mới chào đời", Victoria Rowntree, phó giáo sư ở khoa sinh học thuộc Đại học Utah, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Mặc dù vết thương có thể không lấy đi tính mạng cá voi con, đòn tấn công của chim mòng biển sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian kiếm ăn và rèn luyện kỹ năng của chúng, buộc chúng phải lên tục né tránh. Ngoài ra, cá voi con bị thương có thể bị nhiễm trùng, mất nước và nhiều chứng bệnh khác dẫn đến tử vong.

Huyền My

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
ThếGiớiCôngNghệ.com © 2013. All Rights Reserved. Share on Google Template Free Download. Powered by Google