Nhiều chuyên gia về thiên văn học và vật lý thiên thể đã đưa ra một vài dự đoán về những gì NASA có thể đề cập đến trong buổi họp báo đêm nay.
Vòa lúc 2h sáng ngày mai, 6/11, NASA sẽ chính thức công bố những kết quả nghiên cứu mới về bầu khí quyển của Sao Hỏa trong thời gian vừa qua. Cụ thể, các chuyên gia của cơ quan này đã phân tích những dữ liệu thu được từ tàu vũ trụ MAVEN về bầu khí quyển của hành tinh Đỏ trong quá khứ và hiện tại. Nhiều chuyên gia về thiên văn học và vật lý thiên thể đã đưa ra một vài dự đoán về những gì NASA có thể đề cập đến trong buổi họp báo đêm nay. Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu:
1, Lý do cho việc Sao Hỏa không còn khí quyển
Theo dự đoán, phần lớn báo cáo lần này của NASA đến từ đội ngũ nghiên cứu dữ liệu do tàu vũ trụ MAVEN gửi về. Tàu MAVEN, viết tắt của Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa (Mars Atmosphere and Volatile EvolutioN Mission), sẽ thực hiện nhiệm vụ khác với các sứ mệnh trước đó của NASA, khi chỉ tập trung tìm hiểu sự bí ẩn ở thượng tầng khí quyển sao Hỏa chưa từng được nghiên cứu, mà không nhắm vào bề mặt khô khan của hành tinh đỏ.
Trước đó, tàu thám hiểm Curiosity hoạt động trên bề mặt Sao Hỏa đã gửi về những dữ liệu cho thấy rất nhiều khu vực khô cạn giống như hồ, sông cỡ lớn. Điều đó có nghĩa là "anh chàng hàng xóm" của chúng ta từng có bầu khí quyển đủ dày để giữ nước không bị bốc hơi ra ngoài vũ trụ. Từ đó, các nhà khoa học suy đoán bầu khí quyển của Sao hỏa có thể từng tồn tại cách đây hàng triệu năm, khi mà từ trường của hành tinh Đỏ chưa bị hư hỏng và chưa bị gió Mặt Trời thổi bay mất.
2, Liệu có sự sống trên Sao Hỏa?
Đây có lẽ là câu hỏi được nhều người thắc mắc nhất mỗi khi NASA lại có thông báo gì đó về Sao Hỏa. Mặc dù tàu MAVEN chỉ thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bâu khí quyển của hành tinh Đỏ, nhưng nhiều nhà khoa học vẫn hi vọng sẽ có một chút thông tin gì đó liên quan đến câu hỏi này từ dữ liệu của MAVEN.
Tháng 12 năm ngoái, tàu Curiosity đã phát hiện dấu vết của methane - dạng khí hữu cơ thường do sinh vật sản sinh - nêu khả năng về bằng chứng đầu tiên của cơ thể sống bên ngoài Trái Đất. Mức độ methane thấp được lý giải theo cách là các tia nắng mặt trời làm thoái hóa các chất hữu cơ có khả năng được lắng đọng do sao băng. Tuy nhiên, những bản ghi nhận khác tại một khu vực 300 mét vuông cho thấy lượng methane tăng gấp 10 lần trong vòng 60 ngày thoe thời gian của Sao Hỏa. Khi Curiosity đi xa hơn vài kilomet, mức độ methane cao như vậy không còn xuất hiện nữa.
3, Sao Hỏa có phù hợp để con người sinh sống lâu dài?
Với mục tiêu sẽ đưa con người đổ bộ lên Sao Hỏa đển khai phá, việc tìm hiểu về vấn đề môi trường trên đó có phù hợp cho con người sinh sống lâu dài hay không cũng là một vấn đề được giới khoa học hết sức quan tâm. Những dữ liệu của tàu MAVEN về khí quyển của Sao Hỏa đóng vai trò quan trọng cho việc kiểm chứng những giả thiết về việc con người đổ bộ lên hành tinh Đỏ.
Trước đó, NASA từng công bố 1 bản kế hoạch dài 36 trang, mang tên Chuyến du hành lên Sao Hỏa, về việc con người sẽ được sống và làm việc bên trong các thuộc địa hoàn toàn độc lập với Trái Đất trên Sao Hỏa vào năm 2030. Trong đó, những mô tả về công nghệ và cơ sở hạ tầng cần thiết để biến hành trình đến Sao Hỏa thành hiện thực đã được trình bày một cách rất chi tiết. Ngoài ra, NASA cũng đã phát hiện nước tồn tại ở dạng lỏng trên hành tinh Đỏ, điều này càng củng cố thể giả thiết này.
4, Một bất ngờ không ai nghĩ tới?
Mỗi khi NASA tổ chức họp báo đều kèm them những bất ngờ khiến cả thế giới phải chú ý, liệu lần này có phải ngoại lệ? Hãy cùng chờ xem.
Tham khảo Telegraph
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét