Google cáo buộc Liên minh Châu Âu không có những bằng chứng và giải thích rõ ràng cho quyết định điều tra chống độc quyền, cũng như nhấn mạnh thêm rằng EU “không có cơ sở để phạt tiền”.
Cụ thể, Ủy ban EU cáo buộc Google đã sử dụng vị thế độc quyền về công cụ tìm kiếm trên Internet của mình để bóp méo các kết quả tìm kiếm và áp đặt người dùng tới các dịch vụ riêng của hãng (Google shopping) thay vì của các đối thủ. Trước đó, vào tháng 8/2015, Google lần đầu tiên lên tiếng bác bỏ điều trên bằng một văn bản dày 150 giải thích chi tiết những vấn đề khuất mắc.
“Trên lý thuyết, kết luận sơ bộ cuối cùng của EU là rất mơ hồ khi Uỷ ban đưa ra ba kết luận về mối quan tâm của đôi bên sẽ được giải quyết”, các luật sư của Google viết trong văn bản mới nhất.
Một bản pháp lý tiếp theo dày 130 trang được các luật sư Google biên soan nhằm đáp trả lời cáo buộc công ty đã lợi dụng vị thế độc tôn trên thị trường để trục lợi. Qua đó, cho thấy gã khổng lồ tìm kiếm đang chuẩn bị một cuộc chiến pháp lý kéo dài với Uỷ ban châu Âu.
Yêu cầu phía EU, theo Google lập luận, “số tiền mà chúng tôi phải nộp là để đền bù cho các đối thủ cạnh tranh của công ty”.
Ủy ban châu Âu từ chối bình luận động thái của Google. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng trước với Wall Street Journal, người đứng đầu chống độc quyền EU, cho biết cơ quan của mình cũng đã xem xét trước những phản ứng từ phía Google. “Đó đang là vấn đề ưu tiên và cấn thời gian để tiến hành so sánh, phân tích các dữ liệu”, Vestager nói.
Giới chức trách EU đã khởi động chiến dịch lần đầu tiên vào tháng 4/2015, yêu cầu nộp phí chống độc quyền nhắm vào Google. Theo sau động thái này sẽ là một cuộc điều tra năm năm trong đó EU đã ba lần thất bại trong việc giải quyết dứt điểm với Google.
EU cũng cảnh báo rằng, Google có thể phải đối mặt với án phạt tiền cực nặng cũng như kêu gọi công ty sử dụng “quy trình và những phương pháp tương đối cơ bản” về dịch vụ bán hàng quảng cáo trên trang web tìm kiếm của mình và công bằng với các đối thủ cạnh tranh. Về khoản tiền phạt, mặt lý thuyết có thể công ty sẽ nộp tương đương 10% tổng doanh thu, mà trong năm 2014, Google đạt doanh thu 66 tỷ đô la.
Trong những nổ lực cứu vãn, Google từ chối những yêu cầu và nhấn mạnh rằng EU không có cơ sở để xử phạt.
Cơ sở nào cho lập luận của Google?
Đầu tiên, trong văn bản lần này, các luật sư Google đã đáp trả bằng việc đào bới lại sự kiện không rõ ràng vào tháng 1/2014, của Joaquin Almunia, giám đốc chống độc quyền EU gửi những tư liệu đến các ủy viên.
“Uỷ ban phát hiện rằng Google không nhất thiết phải sử dụng cùng một thuật toán để xếp hạng các kết quả tìm kiếm nhằm khắc phục sự lo ngại về cạnh tranh”, trích trong văn bản của Almunia.
Cũng trong tài liệu trên của Almunia, ông cũng thông báo những lời giải thích từ Google là “có khả năng giải quyết các mối quan ngại về cạnh tranh (của EU), cũng như quyết định từ phía EU khi dự định gửi thư cho bên khiếu nại một năm sau đó để bác bỏ quan ngại của họ.”
Tuy nhiên, 8 tháng sau, EU đã thay đổi kết luận khi thông báo rằng những bằng chứng và giải thích phía Google là không đủ và yêu cầu công ty phải cung cấp thêm.
Chính sự không nhất quán này đã tạo cơ sở cho các luật sư của Google lập luận. “Nếu Ủy ban quyết định kết thúc quá trình cam kết, thì phải cung cấp lý do cho sự thay đổi của mình”, trích từ tài liệu của luật sư Google. “EU đã không thể đưa ra lý do chứng minh tại sao các bằng chứng vào tháng 1 là không đủ để giải quyết”.
Ngoài ra, Google cũng đặt vấn đề chứng minh tính hợp pháp khi EU yêu cầu công ty thay đổi thuật toán để tạo ra sân chơi sòng phẳng trong các kết quả tìm kiếm. Nếu muốn Google làm như vậy, luật sư của gã khổng lồ tìm kiếm lập luần rằng EU cần phải chúng minh các kết quả của họ phải manh tính thiết yếu như một tiện ích thông dụng công cộng.
“Khung pháp lý duy nhất có thể chế tài ở đây là khi phát hiện những hành vi gian lận vượt ra ngoài khuôn khổ cho mục đích cung ứng…nhưng các điều kiện pháp lý hiện chưa được thiết lập cho một nghĩa vụ như vậy”, các luật sư lập luận.
Vì trường hợp như Google dựa trên một khung pháp lý mới, nên EU không nên áp đặt tiền phạt. “Không có tiền lệ cho việc mô tả hành vi của Google là một sự lạm dụng vị thế của mình một cách bất hợp pháp, theo như các quy tắc đã có sẵn”, trích trong văn bản của Google.
Trong văn bản lần này, Google giữ nguyên và mở rộng trên lập luận trước đó rằng EU đã sai lầm trong phân tích của mình ở ngành mua bán, kinh doanh trực tuyến đang thay đổi quá nhanh và không thể nắm bắt hay tìm được lời giải thích cho sự phát triển nhanh chóng của các công ty trong ngành, như Amazon và eBay.
“Người sử dụng có một mảng lưới rộng lớn cho các tùy chọn khi tìm kiếm sản phẩm trên Internet. Trong đó, những trường hợp thành công đáng kể trên nền tảng mua sắm trực tuyến như Amazon và eBay lại được EU bỏ qua”, trích trong văn bản.
Tuy nhiên, sẽ cần một năm hoặc nhiều hơn để EU đưa ra quyết định của mình về trường hợp của Google, mặc dù bên khởi kiện hy vọng thời gian sớm hơn vào đầu năm tới. Án trảm Google đều có thể đến ngờ từ các tòa án phúc thẩm của EU ở Luxembourg trong một quá trình có thể kéo dài năm năm.
Theo Trí Thức Trẻ/Cafebiz
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét